Cách chữa viêm chân răng tại nhà đơn giản, hiệu quả không nên bỏ qua

Cách chữa viêm chân răng tại nhà luôn dành được sự quan tâm của cả cộng đồng. Nguyên nhân bởi viêm chân răng là bệnh lý phổ biến và rất dễ tái phát trở lại nếu không được chăm sóc đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm chân răng cũng như đưa ra một vài gợi ý điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi!

Viêm chân răng là bệnh gì?

Viêm chân răng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy các tổ chức xung quanh chân răng. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng và có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Viêm chân răng xuất hiện với tình trạng sưng tấy các tổ chức quanh răng

Viêm chân răng xuất hiện với tình trạng sưng tấy các tổ chức quanh răng

Viêm chân răng được chia làm 2 loại:

- Viêm chân răng cấp tính: Cơn đau dữ dội xuất hiện trong một khoảng thời gian sau đó biến mất. Điều này khiến cho người mắc chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, bệnh sẽ tiến triển âm thầm nếu như không được điều trị.

- Viêm chân răng mạn tính: Cơn đau xuất hiện liên tục, lặp lại trong thời gian dài. Người bệnh không thể xác định chính xác vị trí đau do cơn đau có tính chất lan tỏa ra khu vực xung quanh.

Các biến chứng nguy hiểm nếu viêm chân răng không được điều trị là:

- Mất răng.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, các vấn đề về hô hấp, đột quỵ.

- Nguy cơ sinh non tăng cao.

- Tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.

- Khó kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị đái tháo đường type II.

Như vậy, viêm chân răng là bệnh lý hết sức nguy hiểm với nhiều biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn và hồi phục nhanh chóng. Nhận biết nguyên nhân gây viêm chân răng để có biện pháp phòng tránh thích hợp sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm chân răng

Thông thường, viêm chân răng xảy ra chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém. Lúc này, mảng bám chứa đầy vi khuẩn sẽ tích tụ lại trên chân răng, sau 24 giờ hình thành cao răng chắc dẻo và không thể đào thải ra ngoài bằng các dụng cụ chăm sóc răng miệng thông thường. Lúc này, vi khuẩn sẽ lên men đường, tạo thành acid và kích thích phản ứng viêm.

Các vi khuẩn có trong mảng bám là nguyên nhân chính gây viêm chân răng

Các vi khuẩn có trong mảng bám là nguyên nhân chính gây viêm chân răng

Ban đầu, chỉ có vùng nướu bao quanh chân răng xuất hiện phản ứng viêm. Lâu dần, vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu xuống vị trí giao giữa phần nướu tự do và răng, tạo thành ổ viêm tại đây. Cùng với đó, phản ứng của hệ miễn dịch và độc tố vi khuẩn tạo thành sẽ vô tình phá hủy xương, răng và liên kết giữa các mô cố định răng. Cuối cùng, nếu viêm nặng, răng có thể trở nên lỏng lẻo và rụng ra.

Ngoài ra, một số yếu tố tác động có thể làm tăng nguy cơ viêm chân răng như:

Hút thuốc

Hút thuốc lá khiến cho hệ thống miễn dịch ở răng, miệng suy giảm. Lúc này, dưới sự tấn công của vi khuẩn, cơ thể không chống đỡ được nên viêm chân răng rất dễ xảy ra. Mặt khác, hút thuốc lá còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Theo các nghiên cứu, có tới 90% các trường hợp không đáp ứng điều trị viêm chân răng là ở những người hút thuốc.

Tiểu đường

Ở những bệnh nhân bị tiểu đường, nồng độ đường trong nước bọt cũng rất cao. Đây là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm nhiễm khoang miệng trở nên nặng hơn bình thường.

Người bị đái tháo đường có nguy cơ viêm chân răng cao

Người bị đái tháo đường có nguy cơ viêm chân răng cao

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi trong lúc dậy thì, mang thai, kỳ kinh nguyệt,… khiến cho các mao mạch ở miệng nở rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Suy giảm miễn dịch

Ở những người có hiện tượng suy giảm miễn dịch như: Nhiễm HIV/AIDS, ung thư, thiếu vitamin C,… nguy cơ mắc viêm chân răng cũng cao hơn bình thường.

Thuốc

Các thuốc giãn mạch, hạ huyết áp khiến mao mạch giãn rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Bên cạnh đó, một số thuốc khiến cho miệng khô cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển vả gây viêm chân răng.

Viêm chân răng có thể xảy ra do tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc

Viêm chân răng có thể xảy ra do tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc

Viêm chân răng là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, bệnh cũng rất dễ tái phát trở lại. Do đó, bạn cần lựa chọn cho mình biện pháp điều trị viêm chân răng hợp lý, hiệu quả. Trong đó, áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cũng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Cách chữa viêm chân răng tại nhà hiệu quả

Cách chữa viêm chân răng tại nhà được nhiều người áp dụng và mang lại những tác dụng tích cực trong điều trị bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu một vài biện pháp chữa viêm chân răng tại nhà như sau:

Lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ lạnh, làm ấm, giảm đau hiệu quả Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm cực tốt của hoạt chất benzyl axetat có trong lá lốt. Do đó mà lá lốt có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng.

Hoạt chất benzyl axetat có tác dụng diệt khuẩn và tiêu viêm hiệu quả

Hoạt chất benzyl axetat có tác dụng diệt khuẩn và tiêu viêm hiệu quả

Để điều trị viêm chân răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

Cách 1: Rửa sạch lá lốt, giã nát với một vài hạt muối. Sau đó, gạn lấy nước để súc miệng. Thực hiện từ 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần 5 - 7 phút.

Cách 2: Lấy rễ lá lốt rửa sạch, thêm muối rồi giã nát. Sau đó, chắt lấy nước cốt, dùng tăm bông chấm vào vị trí chân răng bị viêm. Ngoài ra, có thể ngậm trực tiếp hỗn hợp này trong vòng trong vòng 2 – 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày.

Cách 3: Đun 1 nắm lá lốt với một ít muối và khoảng 1 lít nước. Sau đó, gạn lấy nước, súc miệng 4 - 5 lần/ngày.

Rau sam

Rau sam vị chua, tính lạnh, có khả năng sát trùng nên thường được dùng để điều trị viêm chân răng.

Cách dùng: Bạn sử dụng rau sam nấu canh ăn hàng ngày, đến khi khỏi thì dừng lại.

Cây cỏ xước

Cây cỏ xước vị chua, đắng, tính bình, có tác dụng lưu thông khí huyết, chống viêm rất tốt. Do vậy, cỏ xước thường được dùng để điều trị các bệnh về răng miệng

Cách làm: Cây cỏ xước rửa sạch, phơi khô. Đem sắc nước uống hàng ngày.

Cây cỏ xước thường được dùng để điều trị các bệnh răng miệng

Cây cỏ xước thường được dùng để điều trị các bệnh răng miệng

Các biện pháp trên đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng viêm chân răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng những thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý, lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để hạn chế bệnh tái phát.

Diệp Linh


Bình luận

Bài viết nổi bật