Chảy máu chân răng thường xuyên là vấn đề răng miệng không thể xem nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý nghiêm trọng. Vậy chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì? Cách điều trị bệnh như thế nào là an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa tái phát? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì?
Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng khá phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng. Dưới đây là một số yếu tố gây chảy máu chân răng thường xuyên:
Bệnh viêm nướu, viêm nha chu
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ hình thành cao răng rất cứng, bám chặt vào kẽ răng và nướu. Khi đó, vi khuẩn sẽ tấn công và gây viêm nướu. Các triệu chứng của viêm nướu bao gồm: Vùng nướu sưng căng, tấy đỏ và rất dễ tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn. Vùng lợi tổn thương sẽ lan rộng, là nguyên nhân gây tụt nướu và viêm nha chu. Nặng hơn có thể dẫn đến tiêu xương hàm, răng lung lay và mất răng.
Chảy máu chân răng thường xuyên là dấu hiệu bệnh viêm nướu
Thiếu vitamin gây chảy máu chân răng thường xuyên
Chảy máu chân răng thường xuyên là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu hụt 2 loại vitamin C và vitamin K. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời mau chóng làm lành vết thương. Vitamin K giúp cho quá trình đông máu xảy ra nhanh hơn, ngăn ngừa những tổn thương của nướu răng.
Vì thế, khi bị chảy máu chân răng, hãy tăng cường bổ sung 2 loại vitamin này. Bạn có thể tìm thấy nguồn vitamin C dồi dào trong bưởi, chanh, việt quất,... vitamin K chứa trong các loại rau, củ, quả như cải bó xôi, xà lách hay cà rốt, cần tây,....
Stress, căng thẳng gây chảy máu chân răng liên tục
Khi căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu rõ rệt. Bạn cần điều tiết lại khối lượng công việc, dành cho bản thân nhiều thời gian thư giãn sẽ giúp giảm stress đáng kể. Khi tinh thần ổn định trở lại, tình trạng chảy máu chân răng cũng sẽ giảm đi rõ rệt.
Stress gây chảy máu chân răng thường xuyên
Rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai, uống thuốc tránh thai hay trong thời kỳ mãn kinh cũng sẽ dễ bị chảy máu chân răng. Lý do là lượng progesterone tăng cao, lưu lượng máu đến vùng nướu răng cũng cao hơn bình thường. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nếu thấy chảy máu chân răng liên tục trong thời điểm trên nhé.
Bệnh tiểu đường
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn chuyển hóa lượng đường và insulin trong máu. Theo nghiên cứu, tỷ lệ viêm nha chu ở người bệnh tiểu đường thường cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên
Các bệnh về gan, thận
Vitamin K có tác dụng tăng đông máu. Khi mắc phải các bệnh, gan và thận sẽ mất đi chức năng tổng hợp các hoạt chất làm đông máu từ vitamin K nạp vào. Trường hợp này cũng gây nên tình trạng chảy máu chân răng.
>>> Xem thêm: Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Cách điều trị chảy máu chân răng thường xuyên
Để cải thiện tình trạng chảy máu máu chân răng, người bệnh nên chú ý tới chế độ chăm sóc răng miệng. Thay thế các bàn chải đánh răng có lông chải cứng và to, dễ gây tổn thương cho lợi khi đánh răng. Ngoài ra, bạn cần tới nha sĩ để lấy mảng bám và cao răng 6 tháng/lần, đảm bảo việc vệ sinh răng miệng toàn diện.
Bạn cũng có thể áp dụng một số công thức chữa chảy máu chân răng đơn giản tại nhà như:
- Sử dụng muối kết hợp với nước chanh: Muối và nước chanh có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, hạn chế sự phát triển của viêm nướu. Dùng bông gòn bôi hỗn hợp muối và nước chanh lên răng và chân răng. Giữ nguyên trong 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Duy trì sử dụng phương pháp này sẽ giúp cải thiện bệnh chảy máu chân răng.
- Sử dụng mật ong và trà tươi: Mật ong có tác dụng sát khuẩn, kết hợp cùng với khả năng oxy hóa của trà tươi sẽ làm giảm viêm nhiễm vùng chân răng, giúp răng nướu thêm chắc khỏe.
Đun lá trà xanh cho sôi kỹ. Lấy nước lá trà rồi hòa thêm mật ong, súc miệng và ngâm khoảng 3 - phút rồi uống.
- Sử dụng trà tươi và tinh dầu đinh hương: Cây đinh hương có tác dụng trong việc gây tê, giúp giảm đau, sát khuẩn. Pha nước trà tươi, thêm vài giọt tinh dầu đinh hương rồi bôi lên vùng nướu đang chảy máu trong khoảng 4 - 5 phút. Hoặc bôi trực tiếp tinh dầu đinh hương lên trên các chân răng, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
>>> Xem thêm: Bị viêm chân răng uống thuốc gì hiệu quả?
Hà Anh