Nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi hôi
Hội chứng hơi thở có mùi là triệu chứng tạm thời và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp và cuộc sống hàng ngày của người mắc. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi sẽ giúp bạn phòng ngừa và có phương hướng điều trị hiệu quả nhất.
Do vi khuẩn
Hơi thở có mùi hôi chủ yếu là do vi khuẩn kỵ khí phân giải gram âm. Điều này khiến hợp chất Sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng được giải phóng gây ra tình trạng hôi miệng. Vi khuẩn này sẽ chú ngụ tại các vị trí ứ đọng trong khoang miệng như bề mặt lưỡi, kẽ răng, các túi nha chu hay trong những vùng răng sâu bị tổn thương.
Nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi là do vi khuẩn tích tụ
Do một số nguyên nhân tạm thời
Có nhiều nguyên nhân khiến hơi thở có mùi tạm thời, bao gồm:
- Sử dụng nhiều thực phẩm khiến niêm mạc miệng bị khô như: Rượu, thuốc lá dẫn đến làm tăng lượng chất dễ bay hơi trong miệng khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.
- Do ăn những thực phẩm có lượng protein, đường cao như các chế phẩm từ sữa. Những chất này sau khi phân hủy trong miệng sẽ giải phóng amino axit chứa hợp chất sulphur dẫn đến tình trạng hôi miệng.
- Do sử dụng các món ăn có chứa hành, tỏi với hàm lượng Sulphur cao sẽ đi xuyên qua đường ruột vào máu, giải phóng trong phổi và bốc hơi ra bên ngoài.
- Do buổi sáng ngủ dậy miệng bị khô tạm thời liên quan đến vấn đề sản xuất, bài tiết nước bọt dẫn đến hôi miệng.
Do những nguyên nhân từ trong miệng
Hơi thở có mùi có thể do những nguyên nhân xuất phát từ trong miệng như:
- Các bệnh lý về nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng dẫn đến hôi miệng.
- Giảm tiết nước bọt do tuổi tác và quá trình xạ trị, hóa trị cũng gây hôi miệng.
- Do việc vệ sinh răng miệng chưa kỹ, vẫn còn những lớp cặn lưỡi hay thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Do các mảnh vụn bị lắng đọng lại trên các dụng cụ chỉnh nha ở người niềng răng hay dùng răng giả.
- Do mắc các bệnh về xương như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô…
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi
Một số nguyên nhân khác
Hơi thở hôi thường xuyên có thể do những nguyên nhân ở bên ngoài miệng như:
- Do bản thân đang sử dụng một số loại thuốc gây hôi miệng như chloral hydrate, dimethyl sulphoxide, phenothiazine…
- Do những bệnh lý toàn thân như rối loạn hô hấp, nhiễm trùng mũi họng.
- Các bệnh lý về dạ dày như trào ngược thực quản cũng gây hôi miệng.
- Các bệnh lý như tiểu đường, gan, thận do phân hủy mỡ trong cơ thể dẫn đến tình trạng hôi miệng.
- Do cơ thể bị rối loạn, không chuyển hóa được trimethylamine có trong những nhóm thực phẩm mùi tanh, khiến chúng bị tích tụ trong cơ thể dẫn đến mùi hôi.
Làm gì khi hơi thở có mùi hôi khó chịu?
Chữa hơi thở nặng mùi có nhiều cách khác nhau. Tùy theo nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi mà bạn sẽ có cách điều trị tận gốc riêng biệt. Nhìn chung, để cải thiện tình trạng hôi miệng bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vấn đề vệ sinh răng miệng liên quan trực tiếp đến hơi thở. Để tránh hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn cần chú trọng trong vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, sau khi ăn xong bạn không nên đánh răng ngay mà hãy để khoảng 30 phút sau ăn mới tiến hành vệ sinh răng miệng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn sẽ khiến acid tấn công men răng và làm răng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, trong quá trình đánh răng hãy chú ý chải lưỡi vì đây cũng là nơi vi khuẩn khiến cư ngụ khiến hơi thở có mùi.
Một số lưu ý trong vệ sinh răng miệng bạn cần chú ý như sau:
- Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần, tránh sử dụng bàn chải quá lâu gây tích tụ vi khuẩn.
- Nên chọn sử dụng các loại kem đánh răng chứa thành phần fluor.
- Không nên sử dụng tăm mà thay vào đó là dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng.
- Dùng thêm nước súc miệng chuyên dụng để giúp hơi thở thêm thơm mát.
- Đánh răng đúng cách, chải răng theo chiều dọc, kéo bàn chải hướng từ ngoài vào trong. Chú ý đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai và không đánh bàn chải theo chiều ngang.
Đánh răng đúng cách giúp cải thiện chất lượng hơi thở
Hạn chế ăn những thực phẩm tạo mùi và làm khô miệng
Các nhóm thực phẩm tạo mùi như chứa nhiều hành, tỏi sẽ khiến hơi thở bạn có mùi. Vì vậy, nếu có việc quan trọng cần giao tiếp bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.
Ngoài ra, để hạn chế hơi thở có mùi hôi bạn nên hạn chế uống rượu bia, cà phê hay hút thuốc lá. Những loại thực phẩm này có thể khiến khoang miệng bị khô dẫn đến hôi miệng. Thay vào đó, hãy uống thêm nước để hỗ trợ khoang miệng tiết nước bọt và làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
Điều trị bệnh lý
Nếu hơi thở có mùi do bệnh lý gây ra bạn cần điều trị triệt để những bệnh lý này để giải quyết hôi miệng tận gốc. Hãy đến khám tại cơ sở uy tín nếu cơ thể có những dấu hiệu của bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và lấy lại tự tin trong giao tiếp.
Phòng ngừa hơi thở có mùi hôi sau điều trị
Hơi thở có mùi hôi hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây:
Vệ sinh răng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hơi thở của bạn luôn thơm tho. Đây là cách trị hơi thở có mùi và phòng ngừa hôi miệng quay lại hiệu quả. Chú ý vệ sinh kỹ những vùng trong khoang miệng có thể tích tụ vi khuẩn như mặt lưỡi hay các kẽ răng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một số thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở. Do đó, việc thay đổi các thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát được mùi hơi thở và tăng cường sức khỏe của bản thân. Các thói quen bạn cần thay đổi như sau:
- Hạn chế sử dụng rượu bia và loại bỏ thuốc lá.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nặng mùi.
- Uống đủ nước, tránh khô miệng và loại bỏ mảng bám trong răng.
- Sử dụng thêm các loại nước súc miệng cải thiện hơi thở.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm trái cây và rau củ quả.
Chăm sóc răng miệng định kỳ giúp giảm hơi thở có mùi hôi
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thiên nhiên
Các sản phẩm hỗ trợ điều trị hơi thở có mùi có nguồn gốc từ thiên nhiên được ưa chuộng hiện nay. Trong đó, sản phẩm gel làm sạch miệng và kháng khuẩn có thành phần chính là Nano bạc được tin tưởng sử dụng nhiều nhất. Sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược khác như: Chiết xuất đinh hương, chiết suất duối, kẽm salicylate tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, giảm mùi hôi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi đối tượng.
Công dụng chính của các thành phần có trong sản phẩm hỗ trợ điều trị hôi miệng nguồn gốc thiên nhiên như sau:
- Nano bạc: Theo nghiên cứu năm 2014, nano bạc có khả năng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh liên quan đến răng miệng.
- Chiết xuất neem: Công dụng giảm đau và tăng cường miễn dịch cho hệ niêm mạc miệng.
- Chiết xuất đinh hương: Hoạt chất Eugenol có trong đinh hương có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả.
- Chiết xuất duối: Chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể.
- Kẽm salicylate: Giúp tăng sức đề kháng cho tế bào niêm mạc lưỡi và phòng ngừa hôi miệng tái phát.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân hơi thở có mùi và cách xử lý hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi dưới bài viết này để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/bad-breath
https://kidshealth.org/en/teens/halitosis.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bad-breath/symptoms-causes/syc-20350922